VũTôngPhan

11/09/11

Home
Lời Nói Đầu
SựNghiệp CụTổ VũHồn
English
Thăm Gốc Tổ Mộ-Trạch
Nhất Gia
PhầnNhất-I
PhầnNhất-II
PhầnNhất-III
PhầnNhất-IV
PhầnNhất-V
PhầnNhất-VI
PhầnNhất-VII
Trích VũCaoĐàm
VũVănLư
VũTôngPhan
Tin Tổ-Đường Phương Nam
Làng TiếnSĩ
Họ Vũ trước CN
Đặng Vũ Phả Kư
Kịch Vũ Như Tô
ĐáiNhân-NinhB́nh
ThảoLuận- VũHồn

 

Tiến sĩ Vũ Tông Phan

(1800 - 1851)

 

Vũ Tông Phan, một sĩ phu giàu tâm huyết

Tiến sĩ Vũ Tông Phan (1800 - 1851), một tiên hiền của ḍng họ Vũ Tông, đỗ Tiến sĩ năm Bính Tuất 1826 thời Nguyễn Minh Mạng, làm quan tám năm rồi cáo về mở trường dạy học ở thôn Tự Tháp, phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương (nay là quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ông là một danh sư, một thi hào, một nhà văn hóa lỗi lạc, thân thế và sự nghiệp cũng như tác phẩm thơ văn c̣n được ghi lại khá nhiều trong lịch sử.  

Khu hàn lâm đất Thăng Long

Trường Tự Tháp hay là Trường Hồ Đ́nh, nằm ở phía tây Hồ Gươm do Tiến sĩ Vũ Tông Phan sáng lập, đương thời quen gọi là Trường Ông nghè Tự Tháp. Trường đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước vào cuối thế kỷ 19 như Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản, người huyện Đông Anh (Hà Nội), Hoàng giáp Lê Đ́nh Điên, người làng Mọc, ngoại thành Hà Nội, các Cử nhân Nguyễn Huy Đức, Ngô Văn Đạng đều là người huyện Thọ Xương (nay là quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Cách trường Tự Tháp không xa là trường Phương Đ́nh của Phó bảng Nguyễn Văn Siêu, là học quán Thận Tư của Cử nhân Trần Văn Vi; và ngược lên phía bắc một chút là trường của Hy Vĩnh Lê Duy Trung, Mẫn Hiên Cao Bá Quát. Rồi chỉ ít năm sau là trường Vũ Thạch (số 7 Tràng Thi) của Nguyễn Huy Đức, trường Kim Cổ (đầu phố Hàng Gai) của Ngô Văn Đạng, và tới đầu thế kỷ 20 là trường Đông Kinh nghĩa thục ở phố Hàng Đào của Cử nhân Lương Văn Can và các bạn của ông. Hiệu trưởng các trường danh tiếng ấy đều là bạn bè, hoặc học tṛ của ông nghè Tự Tháp cả. Có người đă nói vui: Đây là khu hàn lâm của Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến! 

Từ đài câu cá Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn tương truyền là đài câu cá dưới thời Lê Trịnh, về sau trở thành ngôi chùa của gia đ́nh ông Tín Trai, một nho gia quê ở Thường Tín. Sau này ông Tín Trai nhượng cho Hội khuyến thiện do Vũ Tông Phan làm Hội trưởng. Từ đây, Ngọc Sơn được sửa thành đền, là trụ sở của Hội khuyến thiện, một tổ chức của các sĩ phu danh tiếng ở Thăng Long lúc đó: Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Trần Văn Vi... và đương nhiên là Vũ Tông Phan.

Mục đích của Hội là làm rơ đức sáng, đổi mới dân sinh; đồng thời, Hội cũng đóng vai tṛ một nhà xuất bản lớn phổ biến những tác phẩm nâng cao dân trí, cổ vũ ḷng yêu nước, tiêu biểu nhất là bộ văn sách Cổ văn hợp tuyển dày gần 3.000 trang; bên cạnh đó là Kinh đạo nam; Tang thương ngẫu lục của Phạm Đ́nh Hổ; Phượng Sơn từ chí lược của Nguyễn Thu; Khán Sơn đ́nh thi tập của Đặng Huy Tá; tổng tập đồ sộ của Nguyễn Văn Siêu gồm Phương Đ́nh văn loại, Phương Đ́nh tùy bút, Anh ngôn tập, Vạn lư tập, v.v.

Đầu năm 1966, theo kiểm kê của Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội, số ván khắc in ở đây c̣n giữ được là hơn ngh́n bản. Đó là chưa kể số bản in để lại chùa Liên Phái (mạn Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng ngày nay).

Sách báo c̣n ghi, sau này, vị Hội trưởng thứ hai của Hội khuyến thiện là Nguyễn Văn Siêu từng sửa sang đền Ngọc Sơn, và dựng thêm Tháp Bút, Đài Nghiên, bắc lại cầu Thê Húc, xây đ́nh Trấn Ba... Gần đây, có nhiều học giả nhận định, những công tŕnh ấy có thể có sự tham gia ư kiến của ông nghè Tự Tháp từ trước đó chăng?

Vũ Tông Phan, ông nghè Tự Tháp, một sĩ phu giàu tâm huyết, một nhà giáo dục xuất sắc, đồng thời là một nhà thơ tài hoa. Với Tô Khê tùy bút tập, Lỗ An di cảo thi tập, Thăng Long hoài cổ, Kiếm hồ thập vịnh... gồm ba bốn trăm bài thơ, người đời sau đánh giá: thơ có nhiều suy ngẫm độc đáo, triết lư, sâu sắc về thế sự; tràn ngập trong thơ là cảnh sắc thiên nhiên của đất nước; và đậm đà qua lời thơ là mối giao ḥa giữa tâm hồn với tự nhiên. Theo Nhà giáo Vũ Thế Khôi, Giám đốc điều hành Trung tâm tiếng Việt Trường đại học Ngoại ngữ Hà Nội, cháu nội sáu đời ông nghè Tự Tháp, vào mùa thu năm nay, nhân dịp có cuộc hội thảo khoa học kỷ niệm 200 năm ngày sinh Vũ Tông Phan, sẽ xuất bản cuốn kỷ yếu của tiến sĩ họ Vũ.

200 năm sau, xuân năm Rồng này, ánh nước, mầu hoa quanh hồ Hoàn Kiếm vẫn rung hồng, rạng rỡ vận hội non sông sắp bước vào thiên niên kỷ mới, tỏa sáng như tâm huyết ông nghè Tự Tháp vẫn chờ mong:

Bờ đông nắng loáng cành đào rung

Hồ nước mầu hoa chung ánh hồng...

 Bùi Hạnh Cẩn

 

Home | Lời Nói Đầu | SựNghiệp CụTổ VũHồn | English | Thăm Gốc Tổ Mộ-Trạch | Nhất Gia | PhầnNhất-I | PhầnNhất-II | PhầnNhất-III | PhầnNhất-IV | PhầnNhất-V | PhầnNhất-VI | PhầnNhất-VII | Trích VũCaoĐàm | VũVănLư | VũTôngPhan | Tin Tổ-Đường Phương Nam | Làng TiếnSĩ | Họ Vũ trước CN | Đặng Vũ Phả Kư | Kịch Vũ Như Tô | ĐáiNhân-NinhB́nh | ThảoLuận- VũHồn

This site was last updated 01/14/06