Họ Vũ trước CN

11/09/11

Home
Lời Nói Đầu
SựNghiệp CụTổ VũHồn
English
Thăm Gốc Tổ Mộ-Trạch
Nhất Gia
PhầnNhất-I
PhầnNhất-II
PhầnNhất-III
PhầnNhất-IV
PhầnNhất-V
PhầnNhất-VI
PhầnNhất-VII
Trích VũCaoĐàm
VũVănLư
VũTôngPhan
Tin Tổ-Đường Phương Nam
Làng TiếnSĩ
Họ Vũ trước CN
Đặng Vũ Phả Kư
Kịch Vũ Như Tô
ĐáiNhân-NinhB́nh
ThảoLuận- VũHồn

 

Trang điện toán này tŕnh-bày mấy bài viết về thần-phả của Thầy Giáo Vũ Thê Lang sống vào thời Hùng-Vương. Chúng tôi xin các bạn họ Vũ / Vơ đọc một cách thận-trọng và dùng làm tài-liệu tham-khảo. Riêng họ Vũ Hoa-Lư Ninh-B́nh của webmaster trang Vũ-Tộc này tin-tưởng thuỷ-tổ của chúng tôi là Vũ-Hồn, đúng như đă được chép trong gia-phả tại từ-đường nguyên-quán.

Vũ-Hữu-San cẩn-bạch

Thiên Cổ Miếu - di tích độc đáo thời Hùng Vương

(thần-phả về Thầy Giáo Vũ Thê Lang sống vào thời Hùng-Vương)

http://vanhoagiaitri.vnn.vn/Trongnuoc-c.asp?PostID=3836&Day=0&Date=0&Year=0&Page=16 (2004-12-10T12:27:23)

 

            Trên địa bàn Việt Tŕ có khu mộ cổ Làng Cả, di chỉ khảo cổ nổi tiếng về giai đoạn văn hoá Đông Sơn, nhiều di tích thờ cúng các tướng lĩnh thời Hùng Vương và đặc biệt có Thiên Cổ Miếu (miếu ngàn năm) tại thôn Hương Lan, xă Trưng Vương thờ vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang, Nguyễn Thị Thục thời Hùng Duệ Vương (Vua Hùng thứ 18) được UBND tỉnh Phú Thọ cấp bằng di tích lịch sử. Đây là di tích đầu tiên thờ người dạy học ở vùng đất Tổ và được nhiều đoàn đến thăm viếng. Các cụ cao tuổi c̣n cho biết tiền nhân truyền lại nơi đây xưa là nơi đặt trường dạy học của các Vua Hùng, nay c̣n di tích tại các thôn Tràng Đông, Tràng Nam thuộc xă Trưng Vương thành phố Việt Tŕ.

            Nếu ở Thăng Long thời Lư năm 1070 lập Văn Miếu Quốc Tử Giám thờ Khổng Tử và 72 học tṛ giỏi, nay vẫn c̣n tượng danh nho Chu Văn An, Nguyễn Siêu… 82 bia tiến sĩ. ở cố đô Huế có Văn Miếu lập ra từ năm 1802 thời thánh hiền đạo nho Khổng Tử, Mạnh Tử, 32 bia tiến sĩ th́ ở Việt Tŕ - cố đô Văn Lang xưa có Thiên Cổ Miếu cũng thờ thầy giáo Vũ Thê Lang, Nguyễn Thị Thục và hai học tṛ và hai đệ tử của họ. Đó là một truyền thống tốt đẹp tôn sư trọng đạo của dân tộc ta có từ mấy ngàn năm văn hiến.

            Thiên Cổ Miếu là một ngôi nhà nhỏ hai đầu nóc trang trí “h́nh đấu”, cửa mở giữa đầu hồi gợi lên h́nh bóng kiến trúc nhà sàn xưa, thường gặp ở khu nhà phố cổ. Trải qua thăng trầm lịch sử nhưng nó vẫn giữ được h́nh dáng ban đầu, nhân dân vẫn phụng thờ hương khói cho đến ngày hôm nay. Đó ắt phải là sự thiêng liêng cao cả, bền vững, thờ người có công khai trí cộng đồng, có nguồn gốc từ thời Hùng Vương dựng nước, để có Văn Miếu Quốc Tử Giám Thăng Long, Văn Miếu cố đô Huế. Trong Thiên Cổ Miếu thờ 6 tượng, bố trí 3 lớp theo trục dọc, lớp trong to, rồi nhỏ dần ra phía trước cửa. Tượng thầy Vũ Thê Lang cao tầm gần 1 mét, mặt đỏ, mắt to sáng, râu tóc bạc phơ hiền từ b́nh thản như ông Tiên trong thần thoại. Bà Nguyễn Thị Thục tóc đen, da trắng mịn hiền hậu nhưng lanh lợi cùng hai học tṛ và hai người hầu như lắng nghe từng lời của thầy. Tất cả 6 tượng đều nh́n ra phía trước cửa nơi có con đường làng qua, dưới là đầm nước (nay khoanh bờ làm ao thả cá). Trong miếu hương thơm nghi ngút quyện với hoa thơm tạo nên không khí thoát tục, bất giác tôi nh́n lên trần thấy 2 chữ đại tự: “Thiên Cổ Miếu”, dịch là miếu ngàn năm và hai bên có hai câu đối. Phía tả: ” đọc là: “Hùng lĩnh trung chi thắng tưch”, dịch là: “Thắng tưch nói Nghĩa Lĩnh Hùng Vưng”; phía hữu: đọc là: “Nam thiên chính khí linh từ”, dịch là: “Đền thiêng thờ người có chí khí mạnh mẽ, lớn lao của trời Nam”. Miếu này là một bộ phận đồng thời là nơi thắng cảnh của khu di tích Đền Hùng.

            Tôi ngạc nhiên t́m về Ngọc phả đ́nh thôn Hương Lan, may thay Ngọc phả viết chữ Hán và đă dịch ra tiếng Việt. Ngọc phả nói về ba người con của Vũ Thê Lang được phong là đệ nhất Linh Lang Chàng Chấu Đại Vương (anh cả) và hai anh em cùng sinh đôi được phong làm đệ nhị, đệ tam Chàng Chấu Đại Vương.

            Vũ Thê Lang lấy con Nguyễn Công có tên là Nguyễn Thị Thục quê huyện Đông Ngàn tỉnh Kinh Bắc đến thôn Hương Lan t́m chỗ dạy học. Ông thấy g̣ núi nơi đây có h́nh chữ Vương (     ) nước tụ đằng trước, tuy là chỗ đất nhỏ, nhưng nghĩ rằng là một mạch đất có khí thiêng dẫn từ núi Hùng Lĩnh tới, mới làm nhà ở đây. Trước mặt không có hồ bán nguyệt nào cả (kể cả Ngọc phả và hiện tại), c̣n hai cây tán cao trên 15m xanh tốt quanh năm, chứ không phải cao 4 -5 m và cũng chẳng có địa danh Đông Tràng, Tây Tràng nào cả như tác giả Vũ Ngọc Tiến nói.

            Theo phong thuỷ th́ nơi nào là khí vượng th́ cây càng phát triển tốt, chính vậy hai tán cây ấy mới tồn tại đến ngày nay. Ngọc phả cũng không nói đến hai học tṛ là công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, có thể ở thư tịch khác mà tôi chưa được biết đến chăng! Chỉ mới thấy Ban quản lư di tích Hương Lan có nói điều ấy ở tài liệu giới thiệu về Thiên Cổ Miếu.

            Thiên Cổ Miếu chỉ là truyền thuyết nói về thầy dạy học Vũ Thê Lang và Nguyễn Thị Thục, đẻ ra ba người con trung nghĩa của Hùng Duệ Vương được Thục Phán ban tặng là người trung nghĩa, đáng trân trọng cho người đời noi theo, tên ba vị thần này lấy tên do Hùng Duệ Vương đặt cho và sắc cho thôn thờ phụng, từ đó các triều đại sau từ Đinh, Lư, Trần, Lê, Nguyễn cũng vẫn làm như vậy: Ba người con là thần thành Hoàng của thôn Hương Lan. Thiên Cổ Miếu chưa có sắc phong của các triều đại trước có thể chỉ là miếu lưu niệm của làng về người thầy dạy học ở thôn ḿnh. Đặc biệt là người đẻ ra ba vị thần của làng ḿnh.

            Xem vậy di tích Thiên Cổ Miếu mới chỉ có giá trị văn hoá của một làng. C̣n Văn Miếu Quốc Tử Giám Thăng Long bao quát giá trị văn hiến của cả một đất nước được rực sáng từ thời Lư Trần của nước Đại Việt với sức sống trường tồn theo chiều dài lịch sử từ nhà Lư đến nay. Văn Miếu Quốc Tử Giám Thăng Long là di lịch sử văn hoá.

            Thiên Cổ Miếu có câu đối:

2a - Sĩ phu báo đáp vị hà tai: Triều đ́nh tạo tựu tri ân, quốc gia sùng thượng chi ư.

2b- Thế đạo duy tŕ thi thử nhĩ. Lễ nhạc, y, quan sở tuỵ thanh danh văn vật sở đô.

            Dịch nghĩa:

2a- Sĩ phu c̣n nhiều báo đáp, ơn triều đ́nh đào tạo, ư nhà nước tôn sùng.

2b- Thế đạo nhờ đó duy tŕ, chốn lễ nhạc y quan, nơi thanh danh văn vật.

Dẫn theo (Đỗ Văn Ninh năm 2001 - 20. Văn bia Quốc Tử Giám Hà Nội).

            Đ́nh, Đền, Miếu, Phủ là không gian thiêng liêng của cộng đồng người Việt thường xây cất nơi thắng cảnh đẹp, tiền án, hậu chẩn, cây cao bóng cả như cây đa, cây si có tán rộng, rễ nhiều chằng chịt vừa làm chỗ che chở làm nơi trú ngụ, vừa bí ẩn thiêng liêng làm cho con người thần phục. Nhưng trước Thiên Cổ Miếu lại là hai cây Táu, dân làng vẫn gọi là đền Táu bóng rợp chùm lấy miếu, cây to 4 đến 5 người ôm mới xuể, có người đoán hàng ngàn năm tuổi. Kỳ lạ thay cây xanh tốt quanh năm, cứ mùa xuân về một cây cho hoa vàng, cây kia cho hoa bạc phủ đầy mái miếu trông cổ kính mà ấm áp, không lạnh lẽo như miếu Cô, miếu Cậu, miếu thờ Hà Bá nơi đầu non góc núi, mom sông làm tôi chợt cảm đến lời dạy của nhà Phật: “Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ và trí tuệ”. Phải chăng tổ tiên ta muốn ẩn dụ cho đời sau ư nghĩa ấy mà trồng hai cây Táu trước sân Thiên Cổ Miếu? Nếu thế th́ hai cây Táu kia trồng vào đầu thế kỷ sau Công nguyên khi mà Phật giáo truyền vào Việt Nam? Nhân dây mong muốn các nhà văn hoá, lịch sử học cùng nhau suy nghĩ lư giải điều bí ẩn này.

            Trải qua ngàn năm lịch sử, ông cha ta khuyến khích người hiếu học, ưa chuộng kẻ văn tài, coi trọng chất xám, 114 bia tiến sĩ vẫn trường tồn trên lưng rùa đá ở Thăng Long, cố đô Huế chả là những chứng tích đó sao? Ngược lại thời gian với Thiên Cổ Miếu như là thông điệp của nền văn hiến thời vua Hùng giữ lại cho con cháu đời sau. Đó là một di tích độc đáo về thời các vua Hùng dựng nước.

            Thiên Cổ Miếu là một di tích độc đáo có liên quan đến chữ viết c̣n tỏ mờ về thời Hùng Vương dựng nước - bộ phận của di tích lịch sử Đền Hùng, là nơi tưởng niệm tôn sư trọng đạo, điểm du lịch thắng cảnh của Việt Tŕ. Với ư nghĩa đó, Bộ Văn hoá - Thông tin nghiên cứu xem xét cấp bằng cho di tích Thiên Cổ Miếu và đưa vào dự án tổng thể khu di tích lịch sử Đền Hùng để có kinh phí tu bổ, tôn tạo là điều nên làm và cần thiết.

            Khát vọng t́m chữ Việt Cổ - tác giả Vũ Ngọc Tiến viết bài: Đi t́m cội nguồn nền học nước Nam (Văn nghệ Trẻ số 41 ngày 10-10-2004). Khi tận mắt thấy di tích “Thiên Cổ Miếu” như là một sự phát hiện mới, xúc động mà nâng lên ngang tầm với “Văn Miếu Quốc Tử Giám - Thăng Long”. Bài viết trên của tôi mong muốn trao đổi với tác giả và bạn đọc về tư liệu và suy nghĩ của ḿnh về di tích “Thiên Cổ Miếu” là di tích độc đáo của thời đại Hùng Vương tại cố đô Văn Lang - Việt Tŕ - Phú Thọ.

            Về góc kiến trúc di tích là ngôi nhà lớn không gian bao gồm các dấu ấn vật chất như nhà cửa, các đường đi lối lại và một hệ sinh thái tự nhiên: Rừng cây, ao hồ, đồng cỏ, đồi núi, động thực vật…

            Đó là không gian lưu niệm bất khả xâm phạm, duy nhất có ư nghĩa liên quan đến cuộc sống và sự sáng tạo của con người đă qua phải được bảo vệ nguyên gốc không được bóp méo, thổi phồng một tài sản quư đóng góp vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.

(Báo Văn nghệ Trẻ)

vananhsh@yahoo.com


  Tạp chí Dân tộc & Thời đại Thứ sáu,  01/04/2005


Thiên cổ miếu - Thông điệp thời Hùng Vương (Số 76) Hội Dân tộc học Việt Nam

Vietnam Association of Ethnology  http://www.vae.org.vn/News_print.asp?id=1411 

Đền Hùng ngày nay là kinh đô Văn Lang của thời Hùng Vương. Thôn Hương Lan thuở xưa gần cung điện Lầu thượng, Lầu hạ của vua Hùng, nay thuộc xă Trưng Vương, thành phố Việt Tŕ, tỉnh Phú Thọ.  

          ở Hương Lan có ngôi miếu cổ, trước cửa miếu, 2 bên là 2 cây táu cổ thụ, to, cao ước đoán trên ngàn năm tuổi. Bên trong miếu, chính giữa là bức hoành phi với ḍng đại tự Thiên cổ miếu, nghĩa là miếu đă có từ ngàn xưa, hai bên là đôi câu đối:

Hùng Lĩnh trung chi thắng tích

Nam thiên chính khí linh từ

Tạm dịch:

 - Di tích ở Hùng Lĩnh (Đền Hùng) là trung tâm của cả nước không nơi nào sánh nổi

- Chính miếu này là khí thiêng cả trời Nam (Nên hiểu trí tuệ là cái tinh tuư, là linh khí tiêu biểu của nước Nam).

            Trên bệ cao là 2 pho tượng to, sơn son thiếp vàng, đó là tượng nhà giáo Vũ Thê Lang và vợ là Nguyễn Thị Thục. Dưới là 2 pho tượng nhỏ hơn: Ngọc Hoa Công chúa và Tiên Dung Công chúa là con gái Hùng Vương thứ 18, đầu đội mũ lông chim công. Căn cứ vào những nét điêu khắc biết được 2 pho tượng này tạc vào thời Lư – Trần, cách ngày nay ngót ngàn năm. Đây là 2 học tṛ yêu quư nhất của ông bà. Dưới có 2 pho tượng nhỏ: Tiên đồng, Ngọc nữ theo hầu 2 công chúa. Trong miếu có 3 bát hương cổ bằng đất nung, hoa văn đẹp, giống hoa văn khắc trên trống đồng. Tất cả nói lên ngôi miếu được dựng từ lâu đời.

            Nhân dân địa phương trải qua các thế hệ vẫn hương khói, tu sửa. ở đây c̣n giữ được bản ngọc phả viết bằng chữ Hán trên giấy dó trắng dầy 13 trang do Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn năm Hồng Phúc thứ 2 đời vua Lê Anh Tông năm 1573 và Sĩ tử Nguyễn sao năm Tự Đức thứ nhất, mùa thu năm 1848. Trong ngọc phả nói rơ cha của Vũ Thê Lang là Vũ Công ở Mộ Trạch, Hải Dương, ḍng dơi thi thư. Nguyên văn là: “Thi thư sử thế hiếu đễ tŕ gia”. Nhưng v́ không có gia sản, cảnh nhà xơ xác, hai ông bà lên cung thành Văn Lang trú ở ngoại thành, t́m chỗ dạy học làm kế sinh nhai. Nguyên văn là: “Cầu dĩ giáo đồng vi hồ khẩu chi kế”. Ông đến trang Hương Lan làm nhà ở, hàng ngày lấy việc dạy học làm nghề nghiệp – Nguyên văn là: “Nhật dĩ giáo tiểu tập đồng vi nghiệp”. Hai ông bà sinh được người con trai đặt tên là Thê Lang. Khi trưởng thành, Thê Lang t́m đến người quen cũ của cha ở Đông Ngàn, Kinh Bắc, lấy con gái thứ của ông Nguyễn Công tên là Thục làm vợ. Hai người đưa nhau về Hương Lan tiếp nối nghề của cha mẹ, chăm việc dạy học, cày ruộng, tầm tang và ra sức làm điều nhân nghĩa.

            Ngày 11 tháng giêng năm Mậu ngọ (303 TCN), ông bà sinh được người con trai đặt tên là Rô, hai năm sau sinh đôi - 2 con trai. Ba người con trai khi trưởng thành đều giỏi giang, văn vơ song toàn, được Hùng Duệ Vương tuyển dụng, phong làm Đô sỹ, luôn đi sát bảo vệ vua.

- Ngày 2 - 2 năm Quư dậu (288 TCN), ông bà không ốm mà mất. Ba con trai cùng các học tṛ và dân trong thôn trang làm lễ chôn cất. Hiện nay mộ phần của 2 ông bà vẫn c̣n được nhân dân giữ ǵn cẩn thận.

            Thầy giáo Vũ Thê Lang đă cả đời dạy học. Ông chẳng những dạy con em dân thường mà c̣n dạy cả con vua là Hùng Duệ Vương. C̣n vợ ông là bà Nguyễn Thị Thục, tại sao cũng được thờ ở thiên cổ miếu? Bà vốn là con gái Kinh Bắc thạo nghề tầm tang canh cửi, về đất Hương Lan dạy 2 Công chúa, con vua Hùng và dân làng nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa. Nghề này đă lan toả khắp vùng và phát triển rực rỡ, tồn tại hàng ngàn năm. Không những thế trong ngọc phả khẳng định: Hai vợ chồng cả đời ra sức làm điều nhân nghĩa, nguyên văn là: “Lực hành nhân nghĩa, gia tư phong hậu”. Vợ chồng thầy Vũ Thê Lang - một người dạy chữ, một người dạy nghề đă nêu cao tấm gương sáng về đạo đức mẫu mực, là “khuôn vàng thước ngọc” nên được nhân dân tôn vinh, dựng miếu thờ.

            Thiên cổ miếu là bức thông điệp nền văn hiến thời Hùng Vương: ông cha ta rất coi trọng thầy giáo, coi trọng giáo dục - đào tạo những người hiền tài cho đất nước, v́ “hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh th́ thế nước mạnh rồi lên cao; nguyên khí suy th́ thế nước yếu rồi xuống thấp” và nêu cao đạo lư: tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn và tinh thần hiếu học của dân tộc ta từ ngàn xưa.

            Trước đây người ta cứ tưởng thời Hùng Vương chưa có chữ viết th́ làm ǵ có thầy, có tṛ, có trường học! Đi sâu t́m hiểu chúng tôi được biết ở cạnh thôn Hương Lan có 2 trường học, xưa ở kinh đô Văn Lang, ngày nay là làng Tràng Đông, Tràng Nam và có cả cầu Tràng làm bằng đá phiến, nay c̣n di tích, bắc qua con ng̣i để học tṛ từ Hương Lan sang Tràng Đông, Tràng Nam học tập. Ngọc phả đền xă Bồng Lai, huyện Từ Liêm, Hà Nội nói rơ Hoàng Trụ là cháu ngoại Hùng Định Vương học thầy Lỗ Công ở kinh thành Phong Châu. Và thật bất ngờ, mới đây một nhóm nghiên cứu phát hiện chữ Việt cổ được khắc trên một phiến đá dày ở giữa trung tâm kinh đô Văn Lang. Phiến đá này như một quyển sách, mỗi lớp mỏng như là một trang, lấy dao mỏng khẽ tách ra từng lớp dễ dàng. Lớp đầu tiên là một bản đồ, các lớp sau là chữ viết theo lối Hoả tự (hoặc ṇng nọc bơi). Nhưng thật đáng tiếc v́ không có nghiệp vụ khảo cổ và để cho nhiều người đến xem sờ nắn hiện vật nên bị hư hỏng không giữ ǵn và bảo quản được. Hiện nay trong Thiên Cổ Miếu có trưng bày một bảng đá khắc chữ mà chúng tôi cho rằng đó là thứ chữ đời Hùng Vương. Nhóm nghiên cứu do Khánh Hoài làm nhóm trưởng đă tiến hành điều tra, phát hiện tới 20 dấu tích thầy giáo và học tṛ thời Hùng Vương và An Dương Vương.

            Thiên cổ miếu là một bằng chứng lịch sử về thời Hùng Vương có một ư nghĩa to lớn, năm 2003 Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Sở Văn hoá - Thông tin tỉnh Phú Thọ đầu tư trùng tu lại để xứng đáng với vị trí và tầm vóc của nó. Song v́ kinh phí eo hẹp nên công việc xây dựng c̣n nhiều hạn chế.

http://www.vae.org.vn/News_print.asp?id=1411

   Lương Nghị – Khánh Hoài


Thầy giáo thời Hùng Vương

http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20031118174813

Nhandan.org.vn, cập nhật 18 giờ 13 - 18-11-2003


            Theo bản ngọc phả do Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính Phụng soạn từ năm Hồng Phúc thứ hai (1573) đời Trần, th́ vào thời Hùng Vương - thứ 18 đă có thầy giáo Vũ Thê Lang làm nghề dạy học. Hiện nay tại thôn Hương Lan, xă Trưng Vương (Việt Tŕ) c̣n có quần thể di tích Thiên tổ miếu như chứng tích về một nền giáo dục sớm thiết lập của dân tộc ta.

            Thôn Hương Lan (thường được bà con gọi tắt là thôn Hương), xă Trưng Vương thuộc thành phố Việt Tŕ xưa kia là nơi trung tâm của kinh đô Văn Lang thời Hùng Vương. Ở đây có một quần thể di tích đă được tỉnh Phú Thọ cấp bằng chứng nhận di tích lịch sử. Trong quần thể di tích này có "Thiên cổ miếu" nằm ẩn ḿnh dưới hai cây táu cổ thụ gốc to năm, sáu người ôm không xuể, ước đoán cây đă trên ngh́n tuổi đời.

            Ngôi miếu cổ chỉ có một gian. Phía trên chính giữa treo bức hoành phi đề ba chữ "Thiên cổ miếu", hai bên có đôi câu đối:

Hùng Lĩnh Trung chi thắng tích

Nam thiên chính khí linh từ

(Có nghĩa đây là thắng tích của vùng trung chi Hùng Lĩnh và là đền thiêng chính khí của cả trời Nam).

            Hai cổ thụ và đôi câu đối của ngôi miếu đă thu hút sự chú ư t́m hiểu, nghiên cứu của nhiều người. Theo tài liệu của ông Nguyễn Hữu Yết - trưởng ban quản lư di tích - th́ Thiên cổ miếu là nơi thờ thầy giáo Vũ Thê Lang thời Hùng Vương thứ 18. Trên bàn thờ có tượng thầy giáo cùng phu nhân và tượng hai công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa (con gái của vua Hùng thứ 18) với hai thị nữ theo hầu. Biết được điều này là nhờ bản ngọc phả mà trải qua nhiều thế kỷ, nhân dân thôn Hương Lan vẫn giữ được nguyên vẹn.

            Bản ngọc phả do Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính Phụng soạn từ năm Hồng Phúc thứ hai (1573) đời Trần. Xin trích dịch:

"Vào thời Hùng Duệ Vương, ở đất Mộ Trạch có vợ chồng Vũ Công thuộc gia đ́nh có học. Cha mẹ mất sớm, cảnh nhà sa sút, hai người lần t́m về kinh đô Phong Châu tới thôn Hương Lan mở lớp dạy học. Dân làng đă cấp cho họ ruộng đất để trả công dạy dỗ. Vợ chồng Vũ Công sinh hạ được một người con trai là Vũ Thê Lang. Lớn lên, Vũ Thê Lang t́m về thăm người bạn cũ của bố là Nguyễn Công ở đất Đông Ngàn, Kinh Bắc. Nguyễn công đă gả cho Vũ Thê Lang người con gái của ḿnh là Nguyễn Thị Thục - một cô gái nết na, thạo nghề tằm tơ, canh cửi.

            Khi cha chết, Vũ Thê Lang tiếp tục thay cha dạy học, Thục Nương giúp dân nghề nông tang canh cửi, được nhân dân rất quư mến. Hai vợ chồng sinh hạ được ba người con trai khỏe mạnh, thông minh. Nhưng các con chưa kịp trưởng thành th́ hai ông bà đă bất ngờ tạ thế vào cùng ngày mồng 2 tháng 2 năm Quư Dậu. Dân làng và cha mẹ học sinh đă lo mai táng thầy cô giáo chu đáo. Ba người con trai lớn lên đă chọn nghề chài lưới để sinh sống và chuyên cần luyện tập vơ nghệ. Trong một ngày hội đánh cá ở ngă ba Hạc (nơi sông Thao gặp sông Lô), họ đă được Hùng Duệ Vương để ư chọn cả ba anh em là đô sĩ cận vệ.

            Đến khi Thục Phán nối nghiệp nhà Hùng dời đô về Cổ Loa th́ cả ba anh em bỏ về thôn Hương Lan không cộng tác với An Dương Vương. Khi các quan lại của An Dương Vương đi bắt phu về xây Loa Thành tỏ thái độ hống hách với dân th́ ba ông đă chống lệnh, cùng nhau buộc đá vào người, trầm ḿnh xuống hồ sâu tự vẫn. Dân làng Hương Lan đă vớt ba ông lên chôn cất. An Dương Vương nghe tin, hết sức cảm phục nên đă phong thần cho cả ba vị và giao cho dân làng thờ phụng. Nhân dịp này, dân làng Hương Lan đă xây luôn cả miếu thờ thầy cô giáo Vũ Thê Lang - Nguyễn Thị Thục, những người đă dạy dân chữ nghĩa và nghề nông tang, đă sinh ra ba người con quả cảm được phong thần..."
            Chính v́ vậy mà nay thôn Hương Lan có được một cụm ba di tích lịch sử: đ́nh thôn Hương Lan thờ ba vị thần là con của ông bà Vũ Thê Lang - Nguyễn Thị Thục; lăng mộ ba vị thần hoàng làng; Thiên cổ miếu để thờ thầy cô giáo Vũ Thê Lang-Nguyễn Thị Thục là bố mẹ của ba vị thần và là thầy giáo của hai công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa.

            Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục t́m lời đáp cho câu hỏi: Như vậy là thời Hùng Vương nước ta đă có chữ? Được biết, một trong những chứng tích làm cơ sở cho việc nghiên cứu là: Vào năm 1915, ông Vương Duy Trinh, Tổng đốc Thanh Hóa lúc bấy giờ, đă t́m được một văn bản cổ: một bài thơ viết bằng một thứ chữ lạ, trông như những ngọn lửa vờn lên mà ông Trinh gọi là "hỏa tự". Dựa vào những chữ Hán ghi bên cạnh, ông đă dịch lại bài thơ. Đó là một tác phẩm có nội nội dung về t́nh yêu nhan đề "Mời trầu". Ông Vương Duy Trinh khẳng định: Đây chắc chắn là chữ của tổ tiên ta thời Hùng Vương dựng nước. Ư kiến của ông Trinh c̣n được nhắc đến khi các nhà khảo cổ của chúng ta đào được một tấm bia ở Nghệ Tĩnh có khắc những kư hiệu như ngọn lửa vờn lên. Một học giả người Pháp cũng nói ông đă t́m được những mảnh gốm có khắc "hỏa tự".

            Tin chắc rằng đến một ngày nào đó điều bí mật về "hỏa tự" được khám phá để chúng ta càng tự hào về nền giáo dục của nước ta đă sớm được thiết lập từ thời Hùng Vương mà "Thiên cổ miếu" thờ thầy cô giáo Vũ Thê Lang - Nguyễn Thị Thục là một chứng tích.

TRƯỜNG GIANG http://viet.vietnamembassy.us/tintuc/story.php?d=20031118174813

 

 

 

Home | Lời Nói Đầu | SựNghiệp CụTổ VũHồn | English | Thăm Gốc Tổ Mộ-Trạch | Nhất Gia | PhầnNhất-I | PhầnNhất-II | PhầnNhất-III | PhầnNhất-IV | PhầnNhất-V | PhầnNhất-VI | PhầnNhất-VII | Trích VũCaoĐàm | VũVănLư | VũTôngPhan | Tin Tổ-Đường Phương Nam | Làng TiếnSĩ | Họ Vũ trước CN | Đặng Vũ Phả Kư | Kịch Vũ Như Tô | ĐáiNhân-NinhB́nh | ThảoLuận- VũHồn

This site was last updated 02/05/06