Vũ Tộc

11/09/11

Home
Lời Nói Đầu
SựNghiệp CụTổ VũHồn
English
Thăm Gốc Tổ Mộ-Trạch
Nhất Gia
PhầnNhất-I
PhầnNhất-II
PhầnNhất-III
PhầnNhất-IV
PhầnNhất-V
PhầnNhất-VI
PhầnNhất-VII
Trích VũCaoĐàm
VũVănLư
VũTôngPhan
Tin Tổ-Đường Phương Nam
Làng TiếnSĩ
Họ Vũ trước CN
Đặng Vũ Phả Kư
Kịch Vũ Như Tô
ĐáiNhân-NinhB́nh
ThảoLuận- VũHồn

 

Lời Nói Đầu

Chúng tôi, Vũ Hữu San, người Hoa-Lư Ninh-B́nh, xin giới-thiệu cuốn sách "Lược Sử Họ Vũ Việt-Nam"

[lưu-hành hiện nay trong nội-bộ họ Vũ - Vơ]

Của các Ông Vũ Mạnh Hà - Vũ Thuư.

Vị tử tôn lập vạn đại cơ; Khanh, Tướng, Công, Hầu vô trị loạn.

Dữ thiên địa dồng nhất nguyên khí; Hoàng, Vương, Đế, Bá hữu long ô.

(V́ con cháu lập nền móng vạn đời; thời b́nh hay thời loạn vẫn là Công, Hầu, Khanh, Tướng.

Cùng một nguyên khí với trời đất; đến Đế, Vương cũng có lúc thịnh, lúc suy).

 

Đôi câu đối này - không những chỉ thấy ở đ́nh làng Mộ Trạch (1) mà c̣n có ở hầu khắp các nhà thờ tổ của các chi và phái họ Vũ trên toàn quốc Việt Nam - đă nêu lên ư chí quyết tâm của ḍng họ Vũ , là mong muốn làm được tất cả mọi việc cho xă hội, cho dất nước, sao cho cho đạt đến mức vinh quang cần thiết, nhưng luôn luôn biết tự giới hạn, luôn luôn biết phân biệt phải-trái, đúng-sai, và luôn luôn to6n trọng đạo-nghĩạ Đó là giữ Đức để con cháu muôn đời tồn tạị

Ḍng họ Vũ, một trong hơn 200 ḍng họ ở Việt Nam, một ḍng họ trong số rất ít ḍng họ duy nhất có chung một Thủy tổ. Thủy tổ họ Vũ ở Việt Nam hiện nay gần như đă được xác định là Cụ Thủy tổ Vũ Hồn " Cụ cũng vừa là Thần tổ "Thánh hoàng làng", vừa là Hương Thủy tổ của làng Mộ Trạch. Cụ là một danh nhân thời kỳ nhà Đường, sang Việt Nam lập nghiệp từ năm 841, tính đến nay đă được 1170 năm.

Sau khi Cụ Vũ Hồn mất (853), gia phả của ḍng họ Vũ bị thất tán trong một thời gian là 373 năm (2) .

Cho đến thời kỳ Nhà Trần (1226), ḍng họ Vũ mới chính thức nối lại gia phả từ Đông Giang Hầu Vũ Nạp, tức Vũ Vị Phú, Tiến sĩ đầu tiên của họ Vũ làng Mộ Trạch có tên trong số những danh nhân khoa bảng đầu tiên của đất nước Việt Nam. Từ Cụ Vũ Nạp, có thể gọi là Viễn tổ họ Vũ sau này, họ Vũ dần dần phát triển không những ở Mộ Trạch, mà c̣n ở khắp các tỉnh Miền Bắc, sau đó lan dần vào Miền Trung, rồi Miền Nam (3) , và thời gian gần đây, sang cả các nước trên thế giới.

Kể từ khi Cụ Vũ Nạp c̣n ở làng Mộ Trạch, theo gia phả, ḍng họ đă chia thành năm chi, là Tiền Ngũ chi ( ḍng Cu Vũ nghiêu Tá), và Bát Phái (ḍng của các vị con thứ thuộc bốn đời dầu tiên). Sau đời thứ 9, đời cụ Vũ Quốc Sỹ, đến đời thứ 10 lại chia tiếp thành Hậu Ngũ Chi Vũ và phân nhánh, cho dến nay vừa đủ 770 năm.

Tron thời gian đó, một số nho sĩ và học giả như Vũ Phương Lan, Vũ Thế Nho, Vũ Tông Hải, đă soạn thảo gia phả ḍng tộc , và sau đó Tiến Sĩ Vũ Huy Đĩnh đă nhuận đính. Các bản gia phả này được viết trong hai năm, từ 1767 đến 1769, mới hoàn thành, dựa theo tài liệu phả gia truyền, các bia, kư trong Từ Đường, và được viết đến thời Tự Đức.

Tiếp đó, trong thế kỷ thứ 19 và thế kỷ 20, các hậu duệ họ Vũ như Vũ Hoàng Nghị, Vũ Đ́nh Điềm, Vũ Xuân Phổ, Vũ Đăng Diễm, Vũ Huy Kỳ, Vũ Huy Trinh, đă liên Tục bổ sung tư liệu về gia phả ḍng họ. Gần đây nhất, Bác Vũ Huy Phú, hậu duệ đời thứ 16 -- Phái Kỷ -- và bác Vũ Thuư, hậu duệ đời thứ 20 -- người thôn Mộ Trạch -- đă bỏ nhiều công sức để góp công xây dựng bản Lược Sử H́nh Thành và Phát Triển Ḍng Họ Vũ - Vơ ở Việt Nam (TL1 ). Riêng ở Sài G̣n, trước ngày giải phóng 30-4-1975, Vũ Tộc Tương Tế có các Bác Vũ Huy Chấn, Vũ Đ́nh Chung (gốc làng Mộ Trạch) cùng một số bác Đặng Vũ (gốc Hành Thiện) đă có nhiều công sức sưu tập tư liệu về ḍng họ Vũ - Vơ.

Ngoài ra, cũng c̣n nhiều học giả họ Vũ khác cũng đă hoặc đang viết về lịch sử ḍng họ Vũ, trong đó có Tiến Sĩ Đặng Vũ Phương Nghi (họ Đặng Vũ chính gốc là họ Vũ làng Mộ Trạch) đă viết và in ấn ở Paris tập Đặng Vũ Phả Kư (Prolégomènes à La Généalogie des Đặng-Vũ) (TL2). Giáo sư Vũ Hiệp, Giáo sư Sử Học ở Sàig̣n trước đây, cũng đang viết Tộc Sử Họ Vũ ở Việt Nam. Gần đây, anh Vũ Châu, Việt kiều ở Mỹ, đă viết Thuỷ Tổ Vũ Hồn và Đất Mộ Trạch, etc..

Đến nay, để đáp ứng yêu cầu của mọi người tron ḍng họ, chúngtôi thấy cần thiết phải chỉnh lư, bổ xung tập tài liệu Lược Sử (TL1) mà chúng tôi đă cho ấn hành trong dịp họp Hội nghị Vũ Tộc lần thứ nhất tại Hà Nội (tháng 5-1995).

Tuy nhiên, v́ điều kiện cả không gian, thời gian, và hoành cảnh xă hội c̣n nhiều ràng buộc, hạn chế; do đó, cuốn Lược Sử họ Vũ Việt Nam lần này chắc chắn hăy c̣n nhiều thiếu sót. Rất mong các cụ cao tuổi trong ḍng họ, các chi nhánh họ Vũ ở mọi miền đất nước, kể cả ở nước ngoài, chi những ư kiến tham góp, bổ xung, sao cho chúng ta có đủ tư liệu hoàn thành cuốn Lịch Sử Họ Vũ ở Việt Nam trong dịp đầu năm của thế kỷ 21, để chúng ta cùng hành hương về Đất Tổ Mộ Trạch dâng lên cụ Thuỷ tổ Vũ Hồn, nhân dịp lễ Tổ, ngày 8 tháng Giêng hàng năm.

Đó cũng là mong muốn của nhóm tác giả biên soạn tư liệu này, mong muốn góp phần nhỏ của ḿnh trong việc góp công sức, vun đắp cho cây đại thụ họ Vũ măi măi xanh tươi, trường tồn cùng đất nước.

 

Mùa xuân năm Bính Tư, 1996

Hậu duệ họ Vũ

KS. Vũ Mạnh Hà

Tổng thư kư Vũ tộc Hà Nội

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đ́nh làng Mộ Trạch, nơi thờ Thần Tổ Vũ Hồn, Thuỷ Tổ họ Vũ ngày xưa có tên là Thôn Khả Mộ, Huyện Đường An, Tỉnh Hải Dương, nay thuộc xă Tân Hồng, Huyện Cẩm B́nh, Tỉnh Hải Hưng.

Theo tài liệu nghiên cứu Kỹ sư Vũ Mạnh Hà, Tông thư kư Vũ Tộc Hà Nội, đă nêu trong mục IV, Phần Một của tập lược sử này: Họ Vũ từ Thuỷ Tổ Vũ Hồn đến Viễn Tổ Vũ Nạp : "...khoảng thời gian bị mất thông tin về gia phả có thể chỉ c̣n 135 năm, rút ngắn được 238 năm. Khoảng thời gian này chỉ tương đương 4-5 đời ngay sau Cụ Thuỷ Tổ Vũ Hồn. Tuy nhiên, nghiên cứu thêm các gia phả họ Vũ ở xă Hải Anh, Hải Hậu, Tỉnh Nam Hà, gia phả họ Vũ ở xă Lương Ngọc, Huyện Cẩm B́nh, Tỉnh Hải Hưng, và bia đá ở nhà thờ Cụ Vũ Uy ở Đa Căng, Huyện Nông Cống, Tỉnh Thanh Hoá, th́ ḍng họ Vũ vẫn liên tục tồn tại trên đất nước Việt Nam từ Cụ Thuỷ Tổ Vũ Hồn đến Viền Tổ Vũ Nạp.

Chi nhánh họ Vũ từ Miền Bắc di chuyển vào Miền Trung và Miền Nam, đă chuyển sang họ Vơ do bởi phải kiêng tên của Chúa Nguyễn Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), cũng như họ Hoàng phải chuyển sang họ Huỳnh do kiêng tên của Chúa Nguyễn Hoàng. Đối với chữ Nho Vũ và Vơ đều là một. Ḍng họ Vơ đầu tiên vào Miền Trung khởi đầu từ Vũ Chiêu Nam, vào Thuận Quảng cùng Nguyễn Hoàng; Vũ Tảo vào xă An Cựu, Huyện Thừa Thiên, sinh Vũ Thị Diệu - bà lấy Gia Hưng Quận Vương Hồng Hiệu , Thời Vua Tự Đức (theo gia phả họ Vũ ở Mộ Trạch); và Vơ Trường Toản,   cư trú ở Huyện B́nh Dương, Gia Định; gặp lúc nội chiến, lập chí cao khiết, dấu tài, kín tiếng; theo gương người xưa ở ẩn dạy học. Học tṛ ông có người là danh nhân Nhà Nguyễn, như Ngô Tùng Châu, Trịnh Hoài Đức. Khi oông mất, được ban hiệu Gia Địh Cư Sĩ, Sùng Đức Vơ Tiên Sinh ( theo Âu Dật Liệt Truyện, Đại Nam Liệt Truyện - Tiền biên - NXB Khoa Học Xă Hội, 1995). Và lục tỉnh Miền Nam chính là Pḥ Mă Hoài Quốc Công Vơ Tánh, một tướng nổi tiếng của Vua Gia Long.

 

Home | Lời Nói Đầu | SựNghiệp CụTổ VũHồn | English | Thăm Gốc Tổ Mộ-Trạch | Nhất Gia | PhầnNhất-I | PhầnNhất-II | PhầnNhất-III | PhầnNhất-IV | PhầnNhất-V | PhầnNhất-VI | PhầnNhất-VII | Trích VũCaoĐàm | VũVănLư | VũTôngPhan | Tin Tổ-Đường Phương Nam | Làng TiếnSĩ | Họ Vũ trước CN | Đặng Vũ Phả Kư | Kịch Vũ Như Tô | ĐáiNhân-NinhB́nh | ThảoLuận- VũHồn

This site was last updated 02/05/06